Các vấn đề phổ biến với hệ thống thủy lực

Các phương pháp bảo trì được thiết kế để có thể phát hiện ra lỗi bên trong hệ thống thủy lực, sau đó có thể tiến hành khắc phục trước khi sự cố lan rộng. Việc triển khai các phương pháp này có thể hạn chế các sự cố trong hệ thống thủy lực, gia tăng tuổi thọ và độ tin cậy của thiết bị.

CÁC VẤN ĐỀ PHỔ BIẾN VỚI HỆ THỐNG THỦY LỰC

TIẾNG ỒN LỚN TRONG VẬN HÀNH- TRIỆU CHỨNG BỘ LỌC CÓ THỂ BỊ TẮC

Mức độ tiếng ồn bất thường trong hệ thống có thể do một trong những nguyên nhân sau:

  • Ô nhiễm khí: Không khí xâm nhập vào trong hệ thống có thể gây ra ô nhiễm khí. Điều này sẽ gây ra tiếng va đập hoặc tiếng gõ khi vận hành, Đây chính là một trong những vấn đề đáng lo ngại cho hệ thống.
  • Hiện tượng sủi bọt: Hiện tượng này xảy ra khi thể tích chất lỏng cần thiết cho bất kì bộ phận nào trong hệ thống lớn hơn thể tích chất lỏng được cung cấp.

Một số triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Chất lỏng xuất hiện các bong bóng
  • Chuyển động của bộ truyền động không ổn định

Hệ thống thủy lực cho phép không khí đi vào qua cửa nạp của máy bơm. Theo thời gian, các đường ống có thể yếu đi và trở nên xốp hơn. Các đường ống này cần được thay thế trước khi quá trình xuống cấp xảy ra.

Ngoài ra, hiện tượng sủi bọt trong hệ thống có thể gây ra sự ăn mòn kim loại. Theo thời gian, vấn đề này sẽ làm hỏng các thành phần thủy lực và làm ô nhiễm chất lỏng. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra các sự cố cho toàn bộ hệ thống.

Hiện tượng sủi bọt dễ xảy ra nhất ở bên trong máy bơm. Bộ lọc đầu vào hoặc đường ống nạp bị tắc có thể khiến chất lỏng bị bốc hơi. Các đường ống có liên quan đến hệ thống đường ống nạp cần phải được mở hoàn toàn.

Cả hai vấn đề trên đều có thể làm giảm áp suất, gây ra quá tải nhiệt và hỏng hóc linh kiện.

NHIỆT ĐỘ CHẤT LỎNG CAO – VAN GIẢM ÁP BỊ RÒ RỈ

Chất lỏng xuống cấp hoặc phớt bị hỏng có thể xảy ra nếu nhiệt độ chất lỏng vượt mức 82 độ C. Hệ thống thủy lực không nên được vận hành với mức nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ quá cao trong khi độ nhớt giảm xuống dưới yêu cầu hệ thống có thể dẫn đến áp suất vượt quá mức yêu cầu.

Luôn theo dõi để đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức chính xác, phù hợp với yêu cầu của hệ thống. Hạn chế để bụi bẩn và các mảnh vụn tích tụ tại cửa nạp của bơm.

Kiểm tra bộ trao đổi nhiệt để đảm bảo phần lõi không bị tắc. Lưu lượng của chất lỏng thủy lực , không khí/nước làm mát là yếu tố cần thiết cho quá trình tản nhiệt của bộ trao đổi nhiệt. Hệ thống mạch của bộ phận làm mát cần phải được thay thế ngay khi cần thiết. Van giảm áp đóng vai trò như một thiết bị giúp hệ thống duy trì áp suất ở mức an toàn.

Bất kì thành phần nào trong hệ thống bị rò rỉ cũng có thể dẫn tới tình trạng quá nhiệt cho hệ thống

Van giảm áp bị rò rỉ có thể dẫn tới tình trạng quá áp và nguy cơ mất an toàn trong vận hành.  Nhiệt độ chất lỏng cao có thể gây hư hỏng các thành phần trong hệ thống thông qua độ nhớt của màng dầu. Có thể lắp đặt các chỉ báo về nhiệt độ cho chất lỏng và đảm bảo rằng mọi chỉ báo bất thường về nhiệt độ hệ thống cần được xử lí ngay lập tức. Bên cạnh đó, hiện tượng nước xâm nhập cũng có thể gây ra tình trạng trên.

HIỆU SUẤT HOẠT ĐỘNG GIẢM – BƠM THỦY LỰC HỎNG

Dấu hiệu rõ nhất cho thấy hệ thống thủy lực gặp vấn đề đó là hiệu suất hoạt động của máy giảm, thời gian vận hành một chu kì dài hơn và hệ thống hoạt động chậm hơn.

Trong hệ thống thủy lực, lưu lượng vận hành được xác định bởi cả tốc độ và phản ứng của bộ truyền động. Nếu tốc độ ở mức không đảm bảo, sẽ dẫn tới mất lưu lượng trong hệ thống. Rò rỉ bất kể ở bên trong hay bên ngoài đều có thể gây ra mất lưu lượng cho hệ thống.

So với rò rỉ bên ngoài, rò rỉ bên trong rất khó phát hiện để xử lí, có thể xảy ra ở van, bơm hoặc bộ truyền động. Bộ lọc bị tắc cũng có thể dẫn tới giảm lưu lượng, dẫn đến hiệu suất giảm và thời gian vận hành một chu kì dài hơn.

Hiệu suất kém và nhiệt độ chất lỏng tăng cao sẽ tạo ra các phản ứng dây chuyền đối với các thành phần trong hệ thống. Khi nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn tới độ nhớt giảm, nguy cơ rò rỉ bên trong tăng cao. Hiện tượng rò rỉ sẽ gây ra quá tải nhiệt và gây ra tụt áp suất cho hệ thống. Nếu các sự cố này không được xử lí kịp thời sẽ gây ra phản ứng chuỗi và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho thiết bị.

KẾT LUẬN

Bảo trì hệ thống thủy lực thường xuyên có thể ngăn ngừa các sự cố thủy lực phổ biến và giúp thiết bị đảm bảo hiệu suất vận hành tối ưu. Bên cạnh đó, hiểu rõ về các chức năng của thiết bị sẽ giúp kịp thời phát hiện ra các nguy cơ, sự cố và kịp thời khắc phục.

 

 

 

 

 

 

https://gammatools.vn