Hệ thống thủy lực đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành công nghiệp. Từ những ngành công nghiệp như xây dựng, khai thác đến hàng không, vũ trụ,.. tất cả các hệ thống thiết bị đều có sự xuất hiện của hệ thống thủy lực. Điều đó đặt ra vấn đề về độ an toàn của hệ thống thủy lực, cũng như các biện pháp xử lí, khắc phục khi hệ thống bị rò rỉ.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA DẦU THỦY LỰC
Dầu thủy lực có khả năng đáp ứng linh hoạt với từng yêu cầu cụ thể của mỗi hệ thống thiết bị. Hệ thống thủy lực có thể đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, nhờ vậy, hệ thống thủy lực trở thành lựa chọn hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với các hệ thống khác.
Chức năng của hệ thống thủy lực
Truyền lực
Đây là chức năng chính của hệ thống thủy lực. Về cơ bản, trong hệ thống, chất lỏng thủy lực sẽ được nén từ một đầu và đẩy đến đầu còn lại của hệ thống. Áp suất tạo ra sẽ tác động lên các bộ phận khác như xilanh, piston và động cơ.
Khả năng bôi trơn
Hầu hết các bộ phận trong mỗi thiết bị đều sẽ tạo ra ma sát khi vận hành. Chất lỏng thủy lực trong hệ thống cũng có thể hoạt động như một loại chất bôi trơn, giúp giảm ma sát tại các bộ phận khi vận hành, hạn chế được các sự cố trên thiết bị.
Khả năng tản nhiệt
Bên cạnh khả năng bôi trơn cho các bộ phận, chất lỏng thủy lực cũng đóng vai trò như một chất giúp tản nhiệt cho các bộ phận trong quá trình vận hành, từ đó giúp hạn chế tình trạng quá tải nhiệt cũng như giảm độ ma sát giữa các bộ phận, giúp cho hệ thống vận hành trơn tru hơn.
Ngăn ngừa nhiễm bẩn
Theo thời gian, các chất bẩn, mảnh vụn từ trong và ngoài có thể xâm nhập sâu vào trong hệ thống. Chất lỏng thủy lực có thể đẩy những chất bẩn đến các khu vực như bộ lọc, bể chứa để loại bỏ chất bẩn khỏi hệ thống.
Bảo vệ khỏi rỉ sét và ăn mòn
Chất lỏng thủy lực cung cấp khả năng chống rỉ sét và ăn mòn. Khả năng này đến từ các chất phụ gia có trong từng loại chất lỏng, ngăn ngừa tình trạng tích tụ các vết rỉ sét trong hệ thống
Tính ổn định hóa học
Mỗi loại chất lỏng thủy lực đều có đặc tính khác nhau, mặc dù vậy đặc tính chung đều là không bị phân hủy theo thời gian, giúp đảm bảo hiệu suất vận hành.
NGUYÊN NHÂN GÂY RÒ RỈ
Dầu thủy lực bị rò rỉ có thể theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chính có thể kể đến như
Hao mòn trong vận hành
Theo thời gian, các thành phần trong hệ thống sẽ bị hao mòn. Nguyên nhân do trong quá trình vận hành các linh kiện luôn phải chịu ma sát và áp suất cao. Về lâu dài, hệ thống sẽ bị giảm hiệu suất và một số linh kiện có thể bị hỏng gây ra sự cố cho toàn hệ thống
Quy trình bảo dưỡng không đúng cách
Để có thể kịp thời phát hiện ra các vấn đề cũng như sự cố bên trong hệ thống, điều quan trọng là cần phải tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên. Việc bỏ qua các quy trình bảo dưỡng, ví dụ như xác định và tiến hành thay thế kịp thời có thể dẫn tới sự cố lan rộng trên toàn bộ hệ thống
Lỗi trong quy trình lắp đặt hoặc sản xuất
Hệ thống hoàn toàn có thể gặp sự cố hoặc bị rò rỉ nếu như quy trình lắp đặt không đúng cách hoặc thông số sai so với các tiêu chuẩn kĩ thuật. Để hạn chế tình trạng trên, khi lắp đặt cần có sự giám sát của các chuyên gia cũng như của đội ngũ công nhân có trình độ và kiến thức đầy đủ về thiết bị.
Nhiệt độ bị biến động
Nhiều hệ thống phải hoạt động trong điều kiện môi trường có độ dao động nhiệt độ cao. Nhiệt độ thay đổi có thể dẫn tới sự giãn nở hoặc co lại của các thành phần trong hệ thống. Điều này có thể làm cho các thành phần thiết bị giảm độ bền theo thời gian, dẫn tới vận hành kém hiệu quả.
CÁCH GIẢM THIỂU NGUY CƠ RÒ RỈ
Để giảm thiểu nguy cơ rò rỉ, cần thực hiện những lưu ý sau
Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra hệ thống định kì là một cách giúp đảm bảo các thiết bị, linh kiện không bị hư hỏng và hoạt động hiệu quả. Tiến hành kiểm tra van, phớt, đường ống để đảm bảo mọi linh kiện luôn trong trạng thái tốt và hoạt động đảm bảo hiệu suất.
Sử dụng linh kiện chất lượng
Sử dụng linh kiện tốt sẽ giúp cho hệ thống và thiết bị có thể đảm bảo hoạt động trong thời gian dài, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng không đáng có. Mặc dù chi phí cho những linh kiện chất lượng sẽ cao hơn, tuy nhiên chi phí để sửa chữa cũng như bảo trì sẽ tiết kiệm hơn so với linh kiện chất lượng thấp.
Khả năng chịu nhiệt
Nên sử dụng hệ thống được chế tạo từ vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt. Bên cạnh đó sử dụng kết hợp thêm các phương pháp cách nhiệt và làm mát thích hợp để hệ thống không bị quá tải nhiệt.
Đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn
Đảm bảo rằng đội ngũ vận hành là những người có trình độ chuyên môn và được đào tạo đầy đủ về kiến thức liên quan đến hệ thống, thiết bị. Đội ngũ công nhân cần phải hiểu về thiết bị, cách thức hoạt động, khả năng xác định điểm rò rỉ và phương pháp khắc phục sự cố một cách phù hợp.
Kiểm tra lượng dầu thường xuyên
Mức dầu trong thiết bị cần được kiểm tra thường xuyên. Bằng cách này có thể kịp thời phát hiện sự cố rò rỉ thông qua sự biến động mức dầu. Trong quá trình kiểm tra mức dầu cũng có thể kiểm tra thêm xem dầu có bị nhiễm bẩn hay không.
Kiểm soát môi trường vận hành
Đảm bảo môi trường xung quanh không có các yếu tố như bụi bẩn, mảnh vụn,.. Có thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo các chất bẩn không xâm nhập vào hệ thống.
Sử dụng các công cụ giúp phát hiện rò rỉ
Sử dụng các công cụ như máy dò siêu âm hoặc bột huỳnh quang để có thể kịp thời phát hiện các vết rò rỉ. Điều này vô cùng hữu ích cho hệ thống thiết bị lớn bởi trong hệ thống lớn rất khó để có thể phát hiện các vết rò rỉ.
CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG RÒ RỈ
Kiểm tra ống
- Siết chặt các phụ kiện, mối nối: theo thời gian, các ống nối và mối nối có thể bị lỏng. Tiến hành siết chặt các mối nối bằng cờ lê. Tuy nhiên không nên siết quá chặt có thể dẫn tới những hư hỏng không đáng có
- Tiến hành thay thế ống bị hỏng: ống có thể bị mòn theo thời gian. Cần tiến hành thay thế ngay khi ống có dấu hiệu hư hỏng hoặc xuống cấp.
Kiểm tra phớt và vòng đệm
- Tháo các linh kiện: Đảm bảo rằng xả hết dầu bên trong thiết bị, không dầu bị tràn ra ngoài. Sắp xếp các bộ phận linh kiện một cách ngăn nắp.
- Thay thế phớt hoặc vòng đệm bị lỗi: Các linh kiện này có nhiệm vụ giữ cho chất lỏng không bị tràn và không bị rò rỉ ở một số khu vực nhất định.
- Lắp ráp lại các linh kiện: Lắp ráp lại các linh kiện sau khi đã tiến hành thay thế. Khi lắp ráp hoàn thành, tiến hành đổ lại dầu vào trong thiết bị.
Kiểm tra xilanh thủy lực
- Xả xilanh: Trước khi tiến hành kiểm tra và sửa chữa, cần phải xả hết dầu trong xilanh. Sử dụng thùng chứa để xả dầu thải.
- Tiến hành kiểm tra: Tháo và mở xilanh để kiểm tra bên trong xem có bất kì vết nứt hoặc vỡ nào không.
- Thay thế các bộ phận bị hỏng: Xilanh có thể bị vỡ bên trong hoặc các miếng đệm có thể bị hỏng. Tiến hành kiểm tra và thay thế.
- Sau khi hoàn thành kiểm tra, thay thế, tiến hành lắp ráp lại xilanh.
MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Dầu thủy lực có gây hại không ?
Chất lỏng thủy lực gây nguy hiểm khi hít vào cũng như tiếp xúc trong thời gian dài giống như các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Chất lỏng thủy lực có thể gây kích ứng cho da nếu như tiếp xúc mà không có các biện pháp bảo vệ. Luôn sử dụng các thiết bị bảo hộ để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách xử lí dầu thủy lực hiệu quả ?
Việc xử lí dầu thủy lực đều có các biện pháp cụ thể, vì việc không xử lí là bất hợp pháp. do tiềm ẩn các nguy cơ gây hại với môi trường. Vì vậy, cần liên hệ với đội ngũ xử lí hoặc các trung tâm có thiết bị vật chất đầy đủ để có thể tiến hành xử lí lí hoặc tái chế.
Phân biệt dầu thủy lực và chất lỏng thủy lực ?
Không phải tất cả chất lỏng thủy lực đều là dầu. Dầu thủy lực là một trong những phân loại của chất lỏng thủy lực. Tùy thuộc vào yêu cầu của thiết bị và hệ thống để lựa chọn loại dầu và chất lỏng phù hợp.
Dầu thủy lực có thể bị hỏng không ?
Theo thời gian, chất lượng của dầu có thể bị suy giảm đến mức không thể sử dụng được. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường có thể làm cho dầu bị biến đổi về các đặc tính hóa học. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện và thay thế, đảm bảo khả năng vận hành cho hệ thống.